Bệnh sởi là bệnh hô hấp cấp tính, thường gặp ở mọi đối tượng, kể cả người lớn. Khi bị bệnh sởi, nếu không biết cách điều trị đúng hướng và kịp thời, nguy cơ tử vong có thể xảy ra với người bệnh.
Những điều cần biết về bệnh sởi dưới đây sẽ giúp các bạn biết bảo vệ bản thân khi không may gặp phải căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh sởi là bệnh hô hấp cấp tính thường gặp
Triệu chứng bệnh sởi ở người lớn
Sởi có diễn biến bệnh chậm, do đó ở giai đoạn đầu chúng ta thường không dễ dàng phán đoán bệnh. Thông thường, quá trình phát sởi diễn ra qua 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn viêm và giai đoạn dưỡng. Tùy thuộc vào thời điểm khác nhau, các triệu chứng cũng không giống nhau.
Bệnh sởi thường tiến triển qua 3 giai đoạn
Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường khó nhận biết được vấn đề mình đang gặp phải. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 3 tuần, và lúc này, người bệnh gần như chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi hoặc khác thường trong người, rất dễ nhầm với các bệnh lý khác.
Bước vào giai đoạn viêm, các triệu chứng bệnh bắt đầu rõ rệt. Thời gian ủ bệnh hết hạn, các triệu chứng đầu tiên như sốt cao, ho, chảy nước mũi, hội chứng suy nhược xuất hiên, gây phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Cơ thể có sự hiện diện của 1 vài nốt phát ban, người bệnh rơi vào trạng thái ngứa ngáy, khó chịu. Ở 1 số người, tình trạng mất nước diễn ra thường xuyên.
Tiến đến giai đoạn cuối cùng – bước dưỡng, những nốt ban mọc lên dày đặc. Đó là thời điểm bệnh thoái trào và người bệnh bắt đầu hồi phục. Các dấu hiệu như sốt, cảm cúm, ho, mệt mỏi suy nhược dần biết mất.
> Mách bạn cách phòng ung thư da trong mùa hè
> Dinh dưỡng cho người bị bệnh béo phì
Điều trị bệnh sởi ở người lớn
Sởi ở người lớn không gây nguy hiểm chỉ khi điều trị đúng cách. Bởi vậy, khi nghi ngờ cơ thể mắc sởi, người bệnh cần lên phương án điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y khoa, điều trị sởi đồng nghĩa với việc tiêu diệt các RNA của virus tại thời điểm không tồn tại. Muốn làm được điều này, người bệnh cần được điều trị từng triệu chứng.
Đối với triệu chứng ho, bác sỹ có thể kê đơn mucolytic. Đối với tình trạng sốt, bác sỹ sẽ cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, khi dùng aspirin, người bệnh cần lắng nghe lời khuyên của bác sỹ.
Đối với các hiện tượng viêm kết mạc, người bệnh được khuyến khích dùng nước pha trà điều trị. Nếu bệnh nặng hơn, việc sử dụng thuốc kháng histamine là cần thiết, tuy nhiên, mọi liều dùng và cách dùng đều cần tuân thủy quy định của bác sĩ.
Để giải quyết phát ban cơ thể, người bệnh nên tắm với nước ấm. Có thể sử dụng trà hoa cúc để sát khuẩn và hạn chế các ban.
Cuối cùng, với những người bị sởi, họ cần 1 chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học. Theo khuyến cáo, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước, tránh các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá. Đặc biệt, nên nghỉ ngơi ở môi trường yên tĩnh, sạch sẽ, tránh xa bụi bẩn để tránh viêm da, tổn thương da.
Phòng tránh bệnh sởi
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Bệnh tật là điều không ai mong muốn và bệnh tật luôn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, bởi vậy, cách tốt nhất để phòng sởi là xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học, đồng thời, thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao đề kháng cơ thể.
Chia sẻ kinh nghiệm từ nhóm CTV sáo Hà Nội [1] – Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ về các dấu hiệu của bệnh sởi và cách phòng trị bệnh. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.